Ngay sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân dần ổn định cuộc sống, đặc biệt là bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn.
Khảo sát thực tế tại một số chợ trên địa bàn TP Bắc Giang như chợ: Ngô Quyền, Hà Vị, Tiền Môn… và một số chợ trên địa bàn huyện Lạng Giang, thời điểm này, hoạt động cung ứng hàng hóa được bảo đảm, diễn ra bình thường. Tuy nhiên, một số hộ dân lo ngại sau bão, mưa to có thể kéo dài, nước lũ chưa rút ngay nên mua tích trữ lương thực, thực phẩm như: Thịt lợn, cá, rau xanh, hoa quả, mì tôm, gạo…
Một số chủ cửa hàng cho biết, do mưa bão, nguồn cung rau khan hiếm nên giá tăng hơn so với ngày thường 2-5 nghìn đồng/mớ. Cụ thể, rau muống, rau dền, rau mùng tơi hiện tại có giá 10 nghìn đồng/mớ. Mướp giá 20 nghìn đồng/kg, bí xanh 22 nghìn đồng/kg, bí đỏ 16 nghìn đồng/kg, tăng 1-2 nghìn đồng/kg.
Khách hàng mua thực phẩm tại Siêu thị Co.op mart Bắc Giang. |
Các mặt hàng thịt lợn, thịt trâu giá giữ nguyên như ngày thường; thịt lợn có giá từ 100-130 nghìn đồng/kg; thịt trâu 250-260 nghìn đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Liên bán thịt lợn tại chợ Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết: “Mặc dù bị ảnh hưởng do mưa bão song giá thịt không tăng. Những ngày tới đây, gia đình tôi vẫn bảo đảm nguồn thực phẩm để cung ứng cho người tiêu dùng”.
Tại Siêu thị Co.op mart, chiều 9/9, số lượng khách hàng đến mua sắm thực phẩm, nhất là rau xanh, mì tôm tăng hơn so với ngày thường từ 15-20% song giá vẫn giữ nguyên. Tính đến 16 giờ 30 phút, tại siêu thị này, cơ bản các loại rau xanh đã hết. Trao đổi với nhân viên bán rau siêu thị được biết, trong ngày 10/9, đơn vị tiếp tục nhập thêm nguồn rau từ một số tỉnh và tăng lượng hàng từ những tỉnh, TP không bị ảnh hưởng do mưa bão nhằm bảo đảm nguồn cung cho khách hàng.
Đại diện Sở Công Thương cho biết, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người dân sau mưa bão, đơn vị đã yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ, ban quản lý các chợ trên địa bàn chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: Gạo, muối, đường, dầu ăn, trứng gia cầm, nước uống, thực phẩm công nghệ chế biến.
Cơ sở bán gạo tại phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang vẫn dồi dào nguồn hàng. |
Đồng thời sẵn sàng phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.
Sở giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng; có phương án điều tiết nguồn hàng bảo đảm phân bổ đủ cung ứng cho từng đại lý phân phối của mình và từng khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh; ưu tiên các địa phương, khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề do mưa bão, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Sở đề nghị các huyện chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ động, có phương án bảo đảm nguồn hàng hóa, phương án cung ứng hàng hóa phù hợp; bố trí nhân lực sẵn sàng hỗ trợ, vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại khu vực bị chia cắt do mưa lũ lớn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn trong trường hợp cần thiết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam- Trung Quốc
UBND huyện Lục Ngạn: Gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2024)
Một số hình ảnh các sở, ngành của tỉnh chúc mừng 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
UBND huyện Tân Yên: Gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam
Hội Doanh nghiệp huyện Yên Dũng gặp mặt các doanh nghiệp, doanh nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
Đại hội Hội Doanh nghiệp huyện Lục Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 và Gặp mặt nhân kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024)