Mức thuế chống bán phá giá tạm thời mà Việt Nam áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất 37,13% đối với hàng Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc. |
Ngày 1/4/2025, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Sản phẩm thép mạ bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được phân loại theo các mã HS 7210.41.11, 7210.41.12, 7210.41.19, 7210.49.11, 7210.49.14, 7210.49.15, 7210.49.16, 7210.49.17, 7210.49.18, 7210.49.19, 7210.50.00, 7210.61.11, 7210.61.12, 7210.61.19, 7210.69.11, 7210.69.19, 7210.90.10, 7210.90.90, 7212.30.11, 7212.30.12, 7212.30.13, 7212.30.14, 7212.30.19, 7212.50.14, 7215.50.19, 7212.50.23, 7212.50.24, 7212.50.29, 7212.50.93, 7212.50.94, 7212.50.99, 7212.60.11, 7212.60.12, 7212.60.19, 7225.92.20, 7225.92.90, 7226.99.11, 7226.99.91.
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Bộ Công thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hoá bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
Đáng chú ý, với các doanh nghiệp thép Trung Quốc, Baosteel Zhanjiang Iron & Steel Co., Ltd. cùng các công ty liên quan phải chịu mức thuế 37,13%. Còn với doanh nghiệp thép Hàn Quốc, Hyundai Steel Company bị áp mức thuế 13,7%, và các nhà sản xuất, xuất khẩu khác từ Hàn Quốc phải chịu mức thuế 15,67%.
Mặt khác, một số công ty vẫn được hưởng mức thuế 0%. Tại Trung Quốc, Boxing Hengrui New Material Co., Ltd. và Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. là hai công ty được mức thuế 0%. Với các sản phẩm từ Hàn Quốc, POSCO, KG Dongbu Steel và Dongkuk Coated Metal được hưởng mức thuế 0%.
Trong quá trình điều tra vụ việc này, Bộ Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo số liệu hải quan, tính đến hết tháng 3/2024, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra trong 12 tháng đã đạt 454.000 tấn, tăng 91% so với cùng kỳ.
Kể cả sau khi Bộ Công thương ra quyết định khởi xướng vụ việc này, lượng nhập khẩu thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn gia tăng đáng kể.
Chỉ trong vòng 9 tháng cuối năm 2024, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đã xấp xỉ 382.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ. Do vậy, Bộ Công thương đã xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép mạ gia tăng nhanh có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Bộ Công thương sẽ tiếp tục thực hiện điều tra tại chỗ các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp nhập khẩu để đưa ra kết luận cuối cùng của vụ việc này.
Thuế chống bán phá giá tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực (trừ trường hợp được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định pháp luật).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Cả nước phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8,3-8,5%
Một số quy định mới về lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính
Công ty Cổ phần Đại Hoàng Sơn ủng hộ 20 nồi cháo, sẽ được phát miễn phí từ nồi thứ 70 đến nồi thứ 89
Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp
UNESCO vừa chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam.
Thông báo 17 điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe tại Công an các xã, phường sau sáp nhập
Bắc Ninh: Lưu thông thuận lợi trên cầu Đồng Việt- cầu dây văng đầu tiên, lớn nhất trên địa bàn tỉnh