Ngày 25/9, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý, giám sát, kết nối thị trường nông sản tỉnh Bắc Giang”.
Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông cùng một số HTX, doanh nghiệp (DN) sản xuất, tiêu thụ nông sản tỉnh Bắc Giang.
Các đại biểu được nghe Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Nguyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) giới thiệu, hướng dẫn chuyên đề: Tiếp cận chuyển đổi số, bán hàng đa kênh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước, quốc tế và mạng xã hội Zalo, Facebook; PGS.TS Mai Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam trình bày chuyên đề xây dựng chuỗi giá trị thông minh trong nông nghiệp.
Với các nội dung chính: Chuyển đổi số là gì; thế giới phẳng về ngôn ngữ và bán hàng, cách thức hoạt động, cách tính giá thành, giá bán điều kiện bán trên sàn TMĐT; các công cụ tự động quản lý, bán hàng đa kênh.
Đồng thời hướng dẫn chủ thể là DN, HTX cách tiếp cận, làm quen để giới thiệu sản phẩm trên các sàn TMĐT và tiêu thụ nông sản trên các website, nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook; những điều cần chuẩn bị để tiêu thụ hàng trên sàn TMĐT; quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnicbannel; làm thế nào để nhập sản phẩm từ các nước trên thế giới; điều kiện bán hàng và cách thu hút khách hàng mua trên sàn TMĐT quốc tế; tại sao phải chế biến sâu sản phẩm nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số…
Các đại biểu trao đổi, làm rõ thêm về tầm quan trọng, mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý, giám sát, kết nối thị trường nông sản của tỉnh, đặc biệt là Lục Ngạn- một trong những vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với diện tích gần 28 nghìn ha, tổng sản lượng gần 200 nghìn tấn/năm…Ngoài ra, Lục Ngạn còn phát triển chăn nuôi đại gia súc với tổng đàn 20 nghìn con; đàn lợn 90 nghìn con, đàn gia cầm khoảng hơn 2,3 triệu triệu con; cùng nhiều hàng hóa nông sản khác. Huyện có tiềm năng rất lớn về sản xuất, chế biến hàng nông sản để xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua các sàn TMĐT.
Do đó, để góp phần quản lý, tiêu thụ nông sản cho người dân, việc ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý và kết nối thị trường nông sản là hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Theo Báo Bắc Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Việt Nam tham gia các phiên họp về phòng vệ thương mại tại Tổ chức Thương mại thế giới
Đề xuất nâng cấp tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang lên 10 làn xe
Hình ảnh nồi cháo thứ 62 do Hội Doanh nghiệp thành phố Bắc Giang ủng hộ
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ
Bộ Tài chính nghiên cứu áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng nhà đất
Bắc Giang đứng thứ 4 cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa