Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để chi phí không bị dồn tích nhiều, gây ảnh hưởng tới cân bằng tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ảnh minh họa. |
Bộ Công Thương mới đây có báo cáo gửi Thủ tướng về dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Hiện nay, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện được thực hiện theo Quyết định 24/2017 và áp dụng theo quy tắc thời gian giữa 2 lần điều chỉnh là 6 tháng. Việc điều chỉnh giá điện nếu cơ quan quản lý rà soát, kiểm tra và xác định các chi phí đầu vào khiến giá thành điện tăng từ 3% trở lên.
Tại dự thảo mới, Bộ Công Thương đề xuất thời gian điều chỉnh giá điện giảm từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần. Trước đây, dù đã có quy định điều chỉnh 6 tháng một lần nhưng quá trình thực thi quyết định này không diễn ra định kỳ. Từ năm 2017 đến nay, giá điện mới được điều chỉnh ba lần, vào năm 2017 tăng 6,08%, năm 2019 là 8,36%, sau đó tới tháng 5 mới tăng thêm 3%.
Thực tế, việc điều chỉnh giá bán điện bình quân các năm qua thường thấp hơn so với phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và kết quả rà soát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này dẫn tới chi phí bị dồn tích do mức điều chỉnh không đủ để thu hồi các chi phí phát sinh chưa được tính hoặc chưa được tính đủ vào giá điện.
Do đó, Bộ Công Thương đánh giá đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá tối thiểu 6 tháng xuống 3 tháng là phù hợp. Bộ Công Thương cũng cho biết các bộ, ngành không phản đối đề xuất này khi được lấy ý kiến.
“Việc này bảo đảm chi phí không bị dồn tích nhiều, gây ảnh hưởng tới cân bằng tài chính của EVN, vừa có thể cân nhắc những thời điểm mà các chỉ số kinh tế vĩ mô thuận lợi để xem xét thực hiện việc điều chỉnh giá điện và dần đưa giá điện thích ứng với biến động các thông số đầu vào theo thị trường”, Bộ Công Thương cho hay.
Trước đó, đối với ý kiến của Bộ Công Thương, EVN đồng tình với phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần.
Trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá thì EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Theo Báo Bắc Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thi hành Luật Đất đai 2024: Quản lý chặt chẽ, khơi thông nguồn lực
Doanh nhân Trần Đức Cử được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh huyện Hiệp Hòa, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Bắc Giang: Ban hành đơn giá mới bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Tỉnh Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
banner
Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương
Triển khai nhiệm vụ xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027
Quy mô kinh tế Bắc Giang tăng 4 bậc: Công nghiệp khẳng định vị thế