Hoàn thiện thể chế để mở đường cho doanh nghiệp vượt khó, phát triển

Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024 178 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Từ những đánh giá về bối cảnh chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, TS. Trần Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phân tích vấn đề định hướng cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian sắp tới

Nhận thức khó khăn 

Qua quý I/2024, những chuyển biến trong hoạt động kinh tế đã khiến các chuyên gia có cái nhìn rõ nét hơn về “sức khỏe” của doanh nghiệp Việt năm 2024.

TS. Trần Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Việt Nam đã đạt được không ít kết quả kinh tế – xã hội tích cực trong quý I/2024. Trong đó, lạm phát tại Việt Nam tương đối ổn định, hay những vấn đề liên quan đến giá nhập khẩu xăng dầu, các loại nguyên liệu cho chăn nuôi so với 2023 có xu hướng giảm sâu. Tính riêng khu vực kinh tế đối ngoại, các vấn đề liên quan đến lượng đầu tư nước ngoài cho thấy năng lực thích ứng của cộng đồng trong nước ngay giữa bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, bất định, đóng góp vào đà phục hồi tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Nếu duy trì tốt đà phục hồi trong các tháng cuối năm, Việt Nam có thể hướng tới hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024.

TS. Trần Hồng Minh - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

TS. Trần Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Tuy nhiên theo Viện trưởng CIEM, rất nhiều dữ kiện cho thấy khó khăn vẫn là “gam màu chủ đạo” của năm 2024. Khó khăn có thể dự báo được từ trước, như vấn đề cạnh tranh địa chính trị phức tạp, xu hướng gia tăng đến các quy định đến các phát triển bền vững ảnh hưởng đến thương mại trên thị trường. Đây đều là những vấn đề hết sức nóng bỏng mà chúng ta vừa chứng kiến trong thời gian qua. Hay như vấn đề liên quan đến biển đỏ, những hệ luỵ về biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề mới liên quan lãi suất quốc gia.

TS. Trần Hồng Minh nhấn mạnh: Rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải lưu tâm liên quan đến việc bàn lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong 2024 cũng như các năm tiếp theo.

Kinh tế quý I có những điểm tích cực nhưng vẫn nhiều khó khăn
Kinh tế quý I có những điểm tích cực nhưng vẫn nhiều khó khăn.

Như vấn đề liên quan đến bối cảnh kinh tế ngoài nước. Có thể thấy triển vọng kinh tế thế giới sẽ còn nhiều biến động. Nhiều quốc gia đang gia tăng nhiều các quyết định nhằm thúc đẩy các chuỗi giá trị giảm phát thải carbon, ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập của hàng xuất khẩu ở Việt Nam. Giải ngân tín dụng còn tương đối chậm, chi phí của một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào chịu áp lực tăng.

Bên cạnh đó, chi phí một số hàng hoá dịch vụ đầu vào chịu nhiều áp lực. Mặt khác, việc thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho người lao động khu vực doanh nghiệp có thể làm tăng chi phí lao động. Nếu các doanh nghiệp không có những chiến lược kế hoạch cụ thể để giải quyết những vấn đề trên thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc có được nguồn vốn và đảm bảo phúc lợi cho ngươì lao động, quan trọng hơn nữa là duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển trong thời gian sắp tới. Đây cũng là nội dung mà doanh nghiệp cần phải lưu ý trong thời gian sắp tới.

Cải cách thể chế, tạo lực đẩy cho doanh nghiệp

Từ những đánh giá về bối cảnh chung của kinh tế Việt Nam, TS. Trần Hồng Minh đã phân tích vấn đề định hướng cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Theo đó Viện trưởng CIEM cho rằng, Việt Nam đã tương đối thành công trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và bảo đảm an sinh xã hội. Đó chính là những nền tảng quan trọng để quyết liệt hơn với những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có chất lượng, có tính bền vững. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp tài khóa và tiền tệ, cần phải quyết liệt đổi mới tư duy để phát triển.

“Thời gian qua, cải cách thể chế ở Việt Nam đã có nhiều những thành quả, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, trong đó có khu vực doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ đã trình Quốc hội thông các bộ luật: Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng … Cho thấy sự quyết liệt đồng hành, tháo gỡ không ít rào cản về mặt thể chế, chính sách nhằm mở rộng không gian kinh tế, giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Các quy hoạch được phê duyệt cũng lồng ghép những tư duy mới, gắn với phát triển kinh tế đô thị, liên kết đô thị, nông thôn…

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không còn được nhìn nhận một cách rời rạc mà có sự gắn kết tương hỗ với nhau và được ưu tiên thực hiện khẩn trương ngay trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tư duy cải cách.

Liên quan đến nội dung này, CIEM vừa được các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tín nhiệm, ủng hộ làm Trưởng nhóm xây dựng Chương trình cải cách cơ cấu mới của APEC cho giai đoạn 2026-2030, dự kiến sẽ được công bố vào năm 2025.

TS. Trần Hồng Minh phân tích vấn đề cải cách thể chế trong thời gian tới để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp
TS. Trần Hồng Minh phân tích vấn đề cải cách thể chế trong thời gian tới tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

Về một số chính sách làm mới động lực cải cách thể chế tạo lợi nhuận chi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, TS Trần Hồng Minh cho biết, có 2 nội dung chính.

Trước hết, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ: Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 ra đời đã thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc phải đầu tư, quyết tâm có một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thực tế về mặt hình thức đã tác động lớn vào các địa phương, bởi các thể chế chỉ đạo từ trên cao rất quyết liệt. Thế nhưng, bộ máy vận hành của địa phương có nơi còn lỏng lẻo. Nghị quyết 02 tạo ra một chính sách tích cực để các địa phương tập trung nguồn lực cùng sự cải cách tạo ra môi trường kinh doanh tốt chính tại phương của mình, tạo nên tổng thể tích cực trên cả nước. Như đã thấy, chỉ số PAPI trong đó có những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và các địa phương đều chuyển biến tích cực.

Nghị quyết 02 có rất nhiều nội dung liên quan đến cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, bao gồm cả vấn đề “nóng” như thực hiện các dự án đầu tư, các dự án Luật. Tới nay CIEM đã nhận được nhiều đánh giá tích cực về nội dung Nghị quyết 02 hiện nay.

Viện trưởng CIEM cho biết, trong năm 2023 cũng có một số nội dung đã triển khai để trình lên Bộ và Chính phủ liên quan đến báo cáo điều kiện kinh doanh. Trong quá trình triển khai điều kiện kinh doanh, đặc một số quy chuẩn, tiêu chuẩn bị biến tướng trở thành những vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó trong thời gian tới, Luật Doanh nghiệp cần có thêm những sửa đổi bổ sung theo hướng tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Chính phủ và Bộ, ngành cũng cần chủ động phối hợp với các Hiệp hội tiến hành những nghiên cứu mang tính khách quan để có thể hỗ trợ trực tiếp, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước triển khai Luật theo đúng quy định. Cùng với đó, khai thác khai phá những mảng, những vấn đề hỗ trợ trong các quá trình mặc định chính sách Việt Nam một cách hiểu quả nhất.

Theo Tạp chí điện tử Doanh nghiệp và Hội nhập