Khoảng 84% ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã tăng giá trong 8 tháng đầu năm nay, theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen IQ.
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở TP Hồ Chí Minh vào 18/6. |
Mức tăng giá trung bình của nhóm hàng tiêu dùng nhanh nói chung trong 8 tháng đầu 2023 so với cùng kỳ 2022 là 4,4%. Các sản phẩm có mức tăng giá bán hàng đầu là thực phẩm (+7,6%), bia (+7,3%) và sản phẩm từ sữa (+4,9%).
Kết quả nghiên cứu của Nielsen IQ cũng tương đồng với các chuyển động gần đây trên thị trường. Theo đó, các nhà bán lẻ, chủ hệ thống siêu thị gần đây cho biết đã nhận được nhiều đề nghị tăng giá sản phẩm từ các nhà cung cấp. Lý do được đưa ra là giá đầu vào, điện và xăng dầu tăng.
Quyết định tăng giá trong lúc sức mua yếu góp phần khiến cho tăng trưởng doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh liên tục giảm tốc từ mức đỉnh đạt được vào quý III/2022. Thời điểm đó, FMCG tăng doanh thu đến 32% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số liệu gần nhất của Nielsen IQ cho hay kết quả quý II đã giảm 2,1%.
“Hầu hết mặt hàng đều bị giảm sản lượng tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm nay, trừ đồ uống và thuốc lá nhích nhẹ. Ngoài ra, tăng trưởng chủ yếu của các ngành hàng có được bây giờ là do giá bán tăng”, ông Dzũng Nguyễn, Giám đốc cấp cao đo lường thị trường bán lẻ Nielsen IQ, nhận định tại hội thảo ” Vietnam Business Outlook 2024″ do Group Quản lý doanh nghiệp tổ chức mới đây.
Phản ứng với tăng giá, nghiên cứu cho biết cách phổ biến nhất của người tiêu dùng là mua ít hơn, với 33% chọn giải pháp này. Một số phương án chính khác bao gồm: chọn thương hiệu rẻ hơn (21%); mua gói lớn hơn để tiết kiệm (16%) và mua các sản phẩm khuyến mãi (16%). Ngoài ra, còn có 10% chọn “dừng mua sắm”.
Trong 26.214 thương hiệu ở Việt Nam được công ty nghiên cứu thị trường này theo dõi, có đến 60% đang trên đà suy giảm khi tăng giá bán và đánh mất sản lượng. “Khi tăng giá, khách hàng không có độ trung thành như doanh nghiệp nghĩ”, ông Dzũng Nguyễn bình luận.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 3,59% so với cùng kỳ 2022. Bình quân 10 tháng, CPI tăng 3,2% và lạm phát cơ bản tăng 4,38%. Ông Bùi Duy Khánh, Giám đốc kinh doanh khối thị trường vốn HSBC Việt Nam, cho rằng lạm phát vẫn đáng chú ý dù nằm trong kiểm soát.
“Gần đây, lạm phát nhích tăng trở lại do giá lương thực thực phẩm và giá dầu. Mục tiêu lạm phát 4,5% năm nay sẽ được kiểm soát tốt nhưng vẫn là áp lực hiện hữu”, ông Khánh đánh giá. Ngoài ra, ông cho rằng còn rất nhiều áp lực lên doanh nghiệp, đặc biệt là góc độ chi phí.
Theo Báo Bắc Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thi hành Luật Đất đai 2024: Quản lý chặt chẽ, khơi thông nguồn lực
Doanh nhân Trần Đức Cử được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh huyện Hiệp Hòa, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Bắc Giang: Ban hành đơn giá mới bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Tỉnh Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
banner
Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương
Triển khai nhiệm vụ xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027
Quy mô kinh tế Bắc Giang tăng 4 bậc: Công nghiệp khẳng định vị thế