Nhằm hỗ trợ cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP, năm nay tỉnh Bắc Giang dành hơn 2,2 tỷ đồng hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tham gia chương trình OCOP (đợt 2).
Theo đó, từ nguồn sự nghiệp kinh tế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ hỗ trợ bao bì, tem, nhãn mác sản phẩm cho 29 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên và hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đối với 6 sản phẩm; mức hỗ trợ tương đương với 50% chi phí.
Dây chuyền chế biến của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco. |
Cụ thể, hỗ trợ 100 triệu đồng/sản phẩm đối với 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao gồm: Vải thiều nước đường, long nhãn nước đường (Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu Vifoco).
Hỗ trợ 50 triệu đồng/sản phẩm đối với 2 sản phẩm OCOP 4 sao là Mỳ gạo Lục Ngạn của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu (Lục Ngạn) và Rượu giáp tửu Tây Yên Tử của Hợp tác xã Núi Ông Vệ (Tân Yên). Với 25 sản phẩm OCOP 3 sao sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm.
Cùng đó hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm để các chủ thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu đối với 6 sản phẩm. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng, còn lại đối ứng của các chủ thể.
Được biết, đến nay, toàn tỉnh có 253 sản phẩm OCOP, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đạt 3 sao.
Theo Báo Bắc Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai kế hoạch thực hiện KCN Xuân Cẩm – Hương Lâm
Hình ảnh nồi cháo thứ 54 do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang ủng hộ
Bắc Giang: Huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Công bố các quyết định công nhận Hiệp Hòa đạt đô thị loại IV, Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
Đẩy mạnh truyền thông, đầu tư nâng cấp hạ tầng số
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá
Hình ảnh nồi cháo thứ 53 do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang ủng hộ