Theo Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, áp lực lạm phát và lãi suất cao hơn sẽ vẫn là vấn đề chính đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm tới, cùng với mối lo ngại bao trùm về triển vọng tăng trưởng dài hạn.
Phát biểu với đài truyền hình nhà nước HRT của Croatia vào ngày 4/6, bà Georgieva nêu rõ: “Những cú sốc ập đến với chúng ta, đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga – Ukraine, chúng đã tạo ra một môi trường khắc nghiệt. Chúng ta không chỉ phải vật lộn với lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại mà còn phải đối mặt với sự không chắc chắn đặc biệt”.
“Mối quan tâm lớn nhất của chúng ta là triển vọng tăng trưởng dài hạn hơn. Chúng tôi dự đoán (kinh tế toàn cầu) chỉ tăng trưởng 3% trong 5 năm tới”, bà Kristalina Georgieva, người đã tham dự một hội nghị tài chính quốc tế ở Croatia, lưu ý.
Theo Giám đốc IMF, cuộc xung đột ở Ukraine đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là việc “việc xóa đi những lợi ích hòa bình mà chúng ta đã được hưởng trong 30 năm qua”. “Chi tiêu quốc phòng đang tăng lên, khiến ngân sách dành cho phát triển và tăng trưởng cũng như giúp đỡ các nước nghèo giảm đi”, bà Georgieva nêu rõ.
Nói về tốc độ tăng trưởng, nhà lãnh đạo của IMF cho biết dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay là 2,8%, so với 3,4% của năm ngoái. “Đáng lo hơn, lạm phát vẫn dai dẳng và điều đó có nghĩa là lãi suất sẽ phải cao hơn trong một thời gian dài hơn”, bà Georgieva nói.
Theo bà Georgieva, mặc dù sẽ có một số tiến bộ, nhưng lạm phát vẫn sẽ cao. Về lãi suất, ít nhất trong năm nay và năm sau, thế giới sẽ phải sẵn sàng cho lãi suất cao hơn.
Đối với nền kinh tế toàn cầu, bà cảnh báo, điều này sẽ tác động đến đầu tư và tiêu dùng trong khi chúng ta đang chứng kiến tình trạng nghèo đói toàn cầu gia tăng và dự kiến sẽ có những thời điểm khó khăn phía trước trong vài năm tới.
Theo Báo Bắc Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Việt Nam thành Trung tâm mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu
TS. Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Quỹ ADIA 830 tỷ USD muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để tăng trưởng kinh tế
BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội
Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế trong lĩnh vực nhà ở
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm
Hàng nghìn doanh nghiệp tham gia chương trình “Doanh nghiệp học tập – Quốc gia học tập”