Ngày 17/1, tại Hà Nội, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã khai trương Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh. Đây là tổ hợp công nghệ chia chọn có mức tự động hóa cao, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hóa (robot AGV), hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt Sorter).
Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh Viettel Post có mức tự động hóa cao nhất Việt Nam, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hoá (robot AGV), hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt Sorter). |
Với hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1,4 triệu bưu phẩm/ngày. Công suất của hệ thống tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống Viettel Post lên 4 triệu bưu phẩm/ngày. Con số này tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam.
Điều đáng nói, tỷ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0. Thời gian chuyển phát toàn trình rút ngắn khoảng 8-10 giờ, đồng thời sản lượng tăng 3,5 lần. Nhờ tự động hóa, tổ hợp cũng giúp tối ưu 60% chi phí nhân sự.
Quản lý giám sát vận hành khu tổ hợp là hệ thống mạng trung tâm điều hành (NOC) theo dõi hành trình của từng đơn hàng thời gian thực. Hệ thống giám sát thông minh gồm công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twin), camera trí tuệ nhân tạo (AI), kiểm soát trạng thái của toàn bộ hệ thống thiết bị và hoạt động khai thác hàng hóa, phát hiện và cảnh báo về các hành vi bất thường, giúp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Hệ sinh thái tiếp vận bao gồm phần mềm quản lý kho vận, hệ thống ứng dụng (app) hoặc trên web, chuỗi giải pháp công nghệ chuyển phát giám sát trọng lượng, giám sát băng tải, khóa thông minh… đều được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia người Việt.
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiểm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, việc vận hành Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam là bước đầu của quá trình xây dựng hạ tầng logistics thông minh. Bên cạnh hai hạ tầng quốc gia đã được Viettel xây dựng ở quy mô rộng nhất và lớn nhất Việt Nam là hạ tầng viễn thông và hạ tầng số.
Viettel tiếp tục xây dựng hạ tầng logistics quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới, tham gia thực hiện mục tiêu đến năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP.
Theo Báo Bắc Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Muốn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, phải định danh qua VneID?
Quỹ từ thiện của doanh nghiệp tỉnh sưởi ấm người bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang
Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai kế hoạch thực hiện KCN Xuân Cẩm – Hương Lâm
Hình ảnh nồi cháo thứ 54 do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang ủng hộ
Bắc Giang: Huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Công bố các quyết định công nhận Hiệp Hòa đạt đô thị loại IV, Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
Đẩy mạnh truyền thông, đầu tư nâng cấp hạ tầng số