Trong bối cảnh này, nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ là “giải cứu” cho thị trường bất động sản, mang lại cơ hội cho người lao động có thu nhập thấp và giúp thị trường có sự phục hồi bền vững.
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường bất động sản hiện nay đang phát triển mất cân đối, khi phần lớn các sản phẩm hiện nay tập trung vào phân khúc cao cấp, trong khi nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp lại ngày càng lớn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu sở hữu nhà của người dân thuộc phân khúc bình dân, vừa túi tiền đang rất cao, nhưng nguồn cung lại thiếu hụt nghiêm trọng.
![]() |
Nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ là “giải cứu” cho thị trường bất động sản năm 2025. |
Trong khi các dự án cao cấp vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng, phân khúc nhà ở xã hội lại không được đầu tư đúng mức. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo các chủ đầu tư nên hướng về các dự án nhà ở xã hội, để không chỉ giải quyết nhu cầu thực tế mà còn giúp thị trường bất động sản trở lại quỹ đạo phát triển ổn định.
Một trong những ví dụ điển hình là Tập đoàn Vingroup, khi doanh nghiệp này đã cam kết xây dựng 500.000 căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030. Đây là một động thái tích cực, không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân mà còn thể hiện sự quyết tâm của các chủ đầu tư lớn trong việc tham gia vào thị trường nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, nhiều công ty bất động sản khác cũng đã nỗ lực tham gia vào các dự án nhà ở xã hội. Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Oanh đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn hộ từ nay đến năm 2028, trong khi Tập đoàn Hoàng Quân đã triển khai xây dựng hơn 35.000 căn hộ nhà ở xã hội. Những nỗ lực này không chỉ thể hiện sự chuyển hướng của các doanh nghiệp mà còn là tín hiệu tích cực cho thị trường, đặc biệt là đối với người dân có nhu cầu an cư.
Với mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội mà Chính phủ đã đề ra, các doanh nghiệp bất động sản đang tích cực chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược phát triển của mình. Sự tham gia của các ông lớn như Vingroup, Hoàng Quân, và Kim Oanh, cùng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, sẽ là nền tảng vững chắc để nhà ở xã hội thực sự trở thành động lực phát triển bền vững cho thị trường bất động sản trong những năm tới. |
Để hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã đề xuất các cơ chế chính sách mới nhằm thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này. Một trong những đề xuất quan trọng là nâng mức lợi nhuận cho các chủ đầu tư từ 10% lên 13% trên tổng chi phí xây dựng. Điều này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, giúp họ dễ dàng hơn trong việc cân đối chi phí và lợi nhuận.
Mặc dù ý tưởng này đã nhận được sự đồng thuận từ nhiều chuyên gia, nhưng không ít ý kiến cho rằng mức lợi nhuận này vẫn chưa đủ để giải quyết triệt để những khó khăn mà các chủ đầu tư đang gặp phải. TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc tăng lợi nhuận là cần thiết, nhưng còn cần nhiều cơ chế minh bạch và chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để phát triển nhà ở xã hội bền vững.
Theo ông Hiển, việc phát triển nhà ở xã hội không chỉ là nhiệm vụ của các chủ đầu tư mà còn đòi hỏi sự điều hành, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà ở xã hội cần được xây dựng bền vững, với cơ sở hạ tầng đầy đủ và môi trường sống đảm bảo cho người dân. Cơ chế “xin – cho” trong việc phân phối đất đai và các lợi ích từ dự án nhà ở xã hội cần được loại bỏ, nhằm tránh thất thoát nguồn lực công và đảm bảo quyền lợi cho người lao động thu nhập thấp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt
Tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ chưa phù hợp với thực tế hợp tác giữa hai nước
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt
Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc