Đề án sắp xếp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã đánh giá các tác động khi thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới).
Sau khi lấy ý kiến và nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân, Đề án sắp xếp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới) đang được trình Chính phủ.
Một góc thành phố Bắc Giang. |
Theo Đề án, 2 tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang sáp nhập lấy tên mới là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính đặt tại thành phố Bắc Giang hiện nay. Tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có tổng cộng 99 xã, phường; quy mô dân số 3.619.433 người.
Đề án cũng đã đánh giá các tác động khi thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới) sau sáp nhập. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh mới sẽ nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội.
Bắc Ninh cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành chuỗi liên hoàn, có vai trò là trọng tâm, nòng cốt phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và vùng Đông Bắc Việt Nam.
Thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ giúp gọn tổ chức bộ máy, bảo đảm quy mô quản lý phù hợp. Qua đó nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tỉnh mới giúp mở rộng không gian phát triển, là thời cơ, động lực để bứt phá, vươn mình trong phát triển kinh tế – xã hội của kỷ nguyên mới. Đồng thời là động lực để xây dựng, quy hoạch, mở rộng hệ thống giao thông kết nối, liên hoàn Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Phòng – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng Sơn – Bắc Ninh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáp nhập tỉnh nhằm tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đồng nghĩa giảm gánh nặng chi ngân sách hàng năm, tích lũy, tiết kiệm được nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Sau sắp xếp sáp nhập tỉnh, hệ thống giáo dục, y tế sẽ được kiện toàn, đầu tư nâng cao chất lượng, góp phần phục vụ nhân dân được tốt hơn, công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chú trọng.
Theo dự thảo Đề án, việc thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới) cũng đem đến những tác động tích cực về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh đó, Đề án cũng đánh giá, thời gian đầu sau sáp nhập, quy mô dân số và diện tích lớn hơn nên công tác quản lý nhà nước thời gian đầu của bộ máy hành chính gặp khó khăn.
Đề án cũng thể hiện, sắp xếp, sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Bắc Giang xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Cả nước phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8,3-8,5%
Một số quy định mới về lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính
Công ty Cổ phần Đại Hoàng Sơn ủng hộ 20 nồi cháo, sẽ được phát miễn phí từ nồi thứ 70 đến nồi thứ 89
Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp
UNESCO vừa chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam.
Thông báo 17 điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe tại Công an các xã, phường sau sáp nhập
Bắc Ninh: Lưu thông thuận lợi trên cầu Đồng Việt- cầu dây văng đầu tiên, lớn nhất trên địa bàn tỉnh