Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 74-KH/TU tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023).
Kế hoạch nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” tổng kết, đánh giá quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa, văn nghệ, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo Kế hoạch, nội dung tập trung tuyên truyền vào bối cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; khẳng định Đề cương là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa; đồng thời, tuyên truyền về quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
Bản “Đề cương Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam và Bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; phân tích làm rõ sự bổ sung, phát triển và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng; vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc và của tỉnh Bắc Giang; khẳng định văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,…; xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy Đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu.
Thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng và xã hội.
Những vấn đề đặt ra trong công tác văn hóa – văn nghệ thời gian tới; kiến nghị, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; xây dựng con người Bắc Giang thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hơp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa…
Sự cấp thiết, ý nghĩa to lớn của việc xây dựng “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”; các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức đối với việc xây dựng các hệ giá trị và quá trình triển khai, đưa các hệ giá trị vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đấu tranh ngăn chặn các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử, vai trò quan trọng của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa – văn nghệ, xây dựng con người Việt Nam; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền, lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tổ chức các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan, sinh động về “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”; biên soạn các tài liệu, bài viết tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương; tổ chức sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về đề tài ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, văn hóa, con người Bắc Giang gắn với các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương; tuyên truyền đậm nét trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền thông qua quảng bá những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu của nền văn học, nghệ thuật tỉnh Bắc Giang qua 80 năm thực hiện “Đề cương về văn hóa Việt Nam”…
Thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3/2023.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thi hành Luật Đất đai 2024: Quản lý chặt chẽ, khơi thông nguồn lực
Doanh nhân Trần Đức Cử được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh huyện Hiệp Hòa, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Bắc Giang: Ban hành đơn giá mới bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Tỉnh Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
banner
Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương
Triển khai nhiệm vụ xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027
Quy mô kinh tế Bắc Giang tăng 4 bậc: Công nghiệp khẳng định vị thế