Xác định các giải pháp trọng tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời kỳ mới

Thứ Sáu, 7 Tháng Năm, 2021 182 lượt xem Chia sẻ bài viết:

 (TG) – Để xác định đúng và trúng các giải pháp trọng tâm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, cần thiết phải xác định chính xác những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện giải pháp. Công ty quan trắc môi trường

Tiếp tục phát triển các quan điểm của Đảng về cuộc đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, kế thừa, phát triển các quan điểm của Đảng ghi trong Nghị quyết số 35 – NQ/TW, ngày 28/11/2018 của Bộ Chính trị, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị”. Để xác định đúng và trúng các giải pháp trọng tâm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị,cần thiết phải xác định chính xác những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện giải pháp.

“MỤC TIÊU KÉP” VÀ “ĐỐI TƯỢNG KÉP”

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có “mục đích kép”, đó là: 1) Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn, thống nhất của quốc gia dân tộc. 2) Đấu  tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch, phản động, chống đối, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất. Hai mục đích này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa “xây” và “chống”, thể hiện quy luật tồn tại và phát triển của hệ tư tưởng XHCN. Mục đích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chỉ đạt đượckhi chúng ta kiên định nền tảng tư tưởng đã xác định, phát triển và vận dụng sáng tạo, thực hiện thành công nền tảng tư tưởng đó trong thực tiễn cách mạng; đồng thời, khi chúng ta thực hiện thành công cuộc đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, cũng như âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng, xuyên tạc, bịa đặt tình hình đất nước. Không thể nói rằng công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tách rời, độc lập với cuộc đấu tranh phản bác, phê phán quan điểm sai trái, thù địch. Không thể cho rằng “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, sự hiện diện của quan điểm sai trái, thù địch là “báo động giả” như quan niệm mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác của một số người nào đó.

Ngược lại, cũng không thể phiến diện, cực đoan, tả khuynh cho rằng đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch là mục đích tối thượng của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay. Bản chất, nội dung của cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa là xây dựng chế độ XHCN, trong đó có xây dựng kiến trúc thượng tầng XHCN về mặt hình thái ý thức, là làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Cuộc cách mạng XHCN trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa có mục đích phát triển, sáng tạo, hoàn thiện chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.Trong quá trình này, việc phủ định, đấu tranh phản bác các quan điểm trái với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật là quy luật phát triển của chính chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật.Chính vì vậy, trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, việc xác định các phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm, giải pháp cần phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo kết hợp giữa “xây”và “chống”, trong “xây” có “chống”, trong “chống”có “xây”, “xây” để “chống”, “chống” để “xây” và “xây” là mục đích cao nhất.

Mặt khác, công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác quan điểm sai trái, thù địch có “đối tượng kép”. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có đối tượng khác với đấu tranh phê phán, phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch chỉ rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây là chỉ dẫn cô đọng về đối tượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Còn trong cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch – một phương diện của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – đối tượng đấu tranh, phản bác, phê phán gồm: Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch trong các nước tư bản chủ nghĩa, giới nghiên cứu lý luận phục vụ chính giới của các nước này; các phần tử phản động chống đối Đảng, chống đối chế độ, người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài có hận thù với cách mạng Việt Nam; các phần tử cơ hội, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân trong đó có một số nhà văn, nhà báo, trí thức, văn nghệ sĩ có nhận thức sai lệch về chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình đất nước hiện nay cũng như lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng.

Rõ ràng, mỗi đối tượng tác động của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch có mục đích khác nhau, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trong nhận thức cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ” và “đấu tranh”, có lúc, có nơi,chúng ta chưa phân biệt tường minh các nhóm đối tượng khác nhau, chưa có phương pháp, nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, xử lý khác nhau, phù hợp. Do đó, phương pháp, nhiệm vụ, giải pháp chưa có những đặc thù phù hợp các nhóm đối tượng đặc thù, tương ứng với mục tiêu đặt ra trong các nhóm đối tượng ấy.

CẦN CÓ GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC, LÂU DÀI

Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, của chủ nghĩa đế  quốc có mầm mống từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà chủ nghĩa đế quốc thừa nhận rằng đòn tiến công quân sự không thể tiêu diệt được các nước XHCN. Họ nhận thấy rằng,có thể thực hiện một cuộc tấn công hòa bình ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội (CNXH)để làm sụp đổ các nước XHCN. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc đã nâng “diễn biến hòa bình” từ biện pháp hỗ trợ bổ sung cho hành động quân sự thành chiến lược toàn diện chống CNXH với mục tiêu là thủ tiêu CNXH hiện thực, xóa bỏ các nước XHCN. Để thực hiện mục tiêu này, họ xây dựng một lộ trình gồm các bước, các giai đoạn hết sức cụ thể để đến cuối thế kỷ XX, “chiến thắng không cần chiến tranh”. Trước đây, nhằm mục tiêu xóa bỏ CNXH hiện thực ở Liên Xô, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây đã thực hiện lộ trình để từng bước làm tan rã về tư tưởng và tổ chức, về đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cụ thể là đã sử dụng “tam đoạn thức siêu vi trùng”với ba bước cơ bản: sửa chữa những sai lầm trong quá khứ; làm gay gắt thêm những sai lầm đó; cuối cùng là phá hoại. Kết quả là cuối năm 1991, Góoc – ba – chốp tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô, giải tán Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết.

Ở nước ta hiện nay, các thế lực thù địch đã và đang thực hiện giai đoạn thâm nhập với những bước cụ thể như: 1) Thông qua các quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục – đào tạo,…tăng cường lôi kéo, mua chuộc đội ngũ cán bộ chủ chốt.Thủ đoạn này được gọi là “làm xanh hóa những cái đầu đỏ”. 2) Triển khai hoạt động hỗ trợ giáo dục – đào tạo trên diện rộng, trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra một lớp người “thân” phương Tây, sùng bái chủ nghĩa tư bản, lớp người này dần dần thay thế lớp cán bộ mà phương Tây cho là “bảo thủ” ở Việt Nam. 3) Ra sức truyền bá tư tưởng, lối sống, văn hóa tư sản, đề cao chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tạo ra một thế hệ mới lai căng, mất gốc, đua đòi, phủ nhận các giá trị truyền thống dân tộc… Có thể nói, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động xây dựng chiến lược và có lộ trình cụ thể để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta.

Trước đây, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta,đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh đã xây dựng đường lối chiến lược, sách lược, cụ thể hóa đường lối chiến lược thành các chính sách cụ thể, các bước, các giai đoạn và chỉ đạo việc thực hiện nghệ thuật biết giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc rằng,đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng là một tất yếu, một quy luật sinh tồn. Do đó, Đảng ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, văn bản và tổ chức thực hiện vấn đề cốt yếu, sinh tử này.

Ngay trong thời kỳ 1930-1945, Đảng ta đã tiến hành đấu tranh với các phần tử Tờrốtski trong Đảng thông qua tác phẩm “Tờrốtski và phản cách mạng” của Hà Huy Tập, “Tự chỉ trích” của Nguyễn Văn Cừ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945-1975), trong điều kiện chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại âm mưu chống lại chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng ta đã kiên trì bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tháng 12/1963, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa IIIvề“Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng” để khẳng định lập trường kiên định và kiên quyết bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta có nhiều văn bản nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch như: Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI về “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay”, Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”; Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay”; Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gần đây nhất là Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch”.

Tuy nhiên, việc cụ thể hóa các nghị quyết trên thành chiến lược đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì chưa được quan tâm xây dựng sớm và tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, trong nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của các nhà nghiên cứu lý luận, các giải pháp đưa ra thiên về những vấn đề cụ thể trước mắt, dù đó là vấn đề cụ thể trước mắt cấp thiết, mà chưa có tính chiến lược, lâu dài để định hướng nhận thức và hành động, tầm nhìn trong thời gian dài, có ý nghĩa chỉ đạo, định hướng không chỉ cho giai đoạn trước mắt mà còn cho lộ trình dài hơi, trong khoảng thời gian một vài thập kỷ.

CẦN GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng theo tinh thần Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị có nội dung rất toàn diện, từ bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đến bảo vệ Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, từ bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ Nhân dân đến bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc đến bảo vệ công cuộc hội nhập quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, từ bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Ch Minh, đường lối, chính sách, pháp luật đến việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, các quan điểm xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, của các phần tử cực đoan, cơ hội, thoái hóa, biến chất…

Chỉ riêng việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã bao hàm một hệ thống toàn diện các vấn đề: từ các vấn đề lý luận đến các vấn đề phương pháp luận; từ các vấn đề lý luận triết học đến các vấn đề lý luận kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học; từ các vấn đề nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin như học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản đến nhiều vấn đề khác, hệ trọng liên quan trực tiếp đến đường lối, chính sách, pháp luật như lý luận về đấu tranh giai cấp, về nhà nước và cách mạng XHCN, lý luận về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, lý luận về thời kỳ quá độ, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Có thể nói, tính toàn diện của nội dung bảo vệ nền tảng của Đảng không chỉ do tính hệ thống, toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Ch Minh, đường lối, chính sách, pháp luật, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN… mà còn do kẻ thù tư tưởng triển khaiđồng bộ, tấn công toàn diện vào mọi nội dung cốt lõi của hệ tư tưởng cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn và vào mọi khía cạnh của sự nghiệp cách mạng, từ lý luận dến thực tiễn, từ hiện tại đến quá khứ và tương lai… Chính vì vậy, việc triển khai các nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đòi hỏi các chủ thể phải triển khai toàn diện nhiều nội dung. Mỗi nội dung cũng cần triển khai công tác bảo vệ và đấu tranh bằng nhiều hình thức, phương pháp, nhiều phương tiện một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có tính đột phá. Mỗi quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt cần được phê phán bởi nhiều lực lượng, dưới nhiều hình thức, bằng nhiều phương tiện: hoạt động tuyên truyền miệng,các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, trong sinh hoạt, hội họp của các tổ chức,các buổi thuyết trình trước một nhóm đối tượng công chúng; từ những tác động vận động, thuyết phục mang tính cá nhân đến những tác động mang tính tập thể và cộng đồng; từ công khai đến nội bộ… Ngoài ra, trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cần xác định nội dung trọng tâm, đề xuất được các giải pháp mang tính đột phá đối với nội dung đó, phù hợp với tình hình, đặc điểm thời điểm tiến hành các hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Có thể khẳng định, nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng rất toàn diện, nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, trên các diễn đàn, trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, còn thiếu vắng những công trình khoa học lớn có nội dung nghiên cứu rộng, đầy đủ, phản bác toàn diện các quan điểm sai trái, các quan điểm xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất.Cần nghiên cứu đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn, đề xuất kiến nghị khả thi hơn và triển khai thực hiện sâu rộng hơn, đồng bộ hơn, hiệu quả hơn đối với công việc hệ trọng này.

Trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có một vấn đề khá nhạy cảm, liên quan đến khả năng “tự bảo vệ” của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.

Trong suốt quá trình cách mạng cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta nhận thức rõ rằng, cần kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phát triển, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới thành công. Đồng thời, bước vào giai đoạn đổi mới đất nước, chúng ta đã nhận ra rằng, trong chủ nghĩa Mác-Lênin những nguyên lý lý luận và phương pháp luận nền tảng vẫn còn nguyên giá trị phổ quát. Nhưng trong chủ nghĩa Mác-Lênin,cũng có những luận điểm, quan điểm đã bị thực tiễn vượt qua và có những luận điểm, quan điểm chưa đượcnhận thức đúng và vận dụng sai trong thực tiễn. Một sốnhững luận điểm, quan điểm bị lịch sử vượt qua nhưng chưa được nghiên cứu bổ sung, phát  triển, hoàn thiện. Chính những vấn đề lý luận bị vận dụng sai, kể cả trong quá khứ và hiện tại, đang bị kẻ thù tư tưởng lợi dụng để xuyên tạc, bịa đặt, bài xích, phủ nhận một cách ngang nhiên, thẳng thừng toàn bộ hệ tư tưởng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Bên cạnhđó, trong chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng còn một số bất cập, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều lệch lạc. Một số vấn đề trong quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật bị vận dụng lệch lạc, bị tổ chức thực hiện sai hoặc do trình độ, năng lực yếu kém của cán bộ, hoặc do chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm thao túng, do động cơ tham nhũng chi phối. Đây chính là “cơ hội vàng” để các thế lực thù địch ra sức quy chụp, tha hồ bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận trắng trợn hệ tư tưởng của Đảng ta, cũng như những thành tựu được xây đắp bởi công sức, trí tuệ, xương máu, tính mạng của đồng bào, chiến sĩ ta. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.

CẦN CÓ CHIẾN THUẬT, NGHỆ THUẬT ĐẤU TRANH PHÊ PHÁN, PHẢN BÁC

Để đạt được âm mưu phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật, những thành tựu của cách mạng nước ta, các thế lực thù địch thường xây dựng, phát triển và cấu kết các lực lượng trong – ngoài với những thành phần sau:

1) Các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, các tổ chức phản động của người Việt lưu vong. Các tổ chức này có tôn chỉ, mục đích khác nhau, có thể thay đổi để thích ứng với tình hình hoạt động. Nổi bật lên trong các hoạt động phá hoại của họ là phát triển, mở rộng lực lượng, tăng cường hoạt động móc nối (trong nước và nước ngoài), vận động tài trợ tiền bạc, phương tiện, huấn luyện cách thức chống đối, phá hoại, tuyên truyền xuyên tạc tình hình trong nước, nói xấu một số đồng chílãnh đạo cao cấp của Đảng, thực hiện chống phá trong nước trên lĩnh vực “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo, kích động đa nguyên ch nh trị, đa đảng đối lập…

2) Các tổ chức và cá nhân chống đối trong nước, như các tổ chức: “Nhà nước Đề ga”, “Tin lành Đề ga”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Tăng đoàn Thừa Thiên Huế”,…. Các tổ chức và cá nhân được các thế lực thù địch tài trợ về mặt tài chính, phương tiện kỹ thuật, được tư vấn về thủ đoạn thường lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng những sơ hở của ta để mua chuộc, lôi kéo, kích động, tụ tập đông người, tạo cớ, gây sức ép với chính quyền, gây tổn hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng, Nhà nước ta…

3) Các đối tượng cơ hội chính trị, các phần tử chống đối, những người suy thoái, biến chất, “trở cờ” trong nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị nước ta. Lực lượng này rất dễ bị lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo trở thành công cụ đắc lực của các lực lượng đã kể trên. Trong lực lượng này, bên cạnh việc sử dụng các đòn chiến tranh tâm lý theo diện rộng, các thế lực thù địch đặc biệt chú ý tác động, lôi kéo những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, hữu khuynh, cực đoan, quá khích.

Về phương thức, thủ đoạn: nếu như về mặt tổ chức lực lượng họ triển khai rộng rãi, phối hợp khá chặt chẽ, đồng bộ trong – ngoài, thì về mặt phương thức, thủ đoạn chúng sử dụng nhiều đòn thâm sâu, hiểm độc, đầy đủ các phương tiện tác động tư tưởng cả truyền thống và hiện đại, được thay đổi thường xuyên, liên tục.

Rõ ràng, để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ này, giải pháp xây dựng lực lượng phải rộng khắp hơn nữa, giải pháp phối hợp lực lượng phải chặt chẽ, đồng bộ hơn. Đặc biệt, phải xây dựng lực lượng có tính toàn dân rộng rãi bởi vì chỉ khi toàn dân tham gia và được lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, được tổ chức chặt chẽ thì sẽ trở thành sức mạnh vô địch.

Đồng thời, phải đổi mới phương thức đấu tranh. Trong việc xác định phương thức, phương pháp đấu tranh, cần nhận thức rõ ràng rằng, trong cuộc đấu tranh này, dùng “kỹ thuật” mang tính cá nhân, tác chiến kiểu “đơn phương độc mã”, rời rạc, đơn lẻ, thời vụ thì rất khó giành chiến thắng. Phải dùng chiến thuật linh hoạt, phối hợp và tổ chức lực lượng rộng rãi có tính tập thể, cộng đồng, khoa học, chi tiết, tỉ mỉ, khéo léo, đôi khi phải đạt tới trình độ nghệ thuật như:nghệ thuật biết thắng từng bước, nghệ thuật chọn thời cơ, nghệ thuật chiến tranh nhân dân… mà Đảng ta tổng kết từ hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Vận động những nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học nổi tiếng, các nhân sĩ tríthức uy tín trên thế giới có thiện cảm với Việt Nam tham gia ủng hộ sự nghiệp của chúng ta. Đồng thời, phải đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đấu tranh trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của nước ta và các nước XHCN trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp này. Đặc biệt là phải triệt để sử dụng có hiệu quả mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Việc sử dụng phương tiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch có một vấn đề đặt ra là: các sản phẩm truyền thông của chúng ta nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thống như trong các lớp học, trên diễn đàn của các hội nghị, hội thảo, trong các hội nghị báo cáo viên hoặc qua sách, báo in, tạp chí in được chuyền tải qua sách điện tử, báo mạng điện tử, báo in, tạp chí xuất bản trên mạng. Theo thống kê năm 2019, Việt Nam có 64 triệu người (chiếm 66% dân số) có sử dụng mạng Internet; 94% người sử dụng mạng Internet có sử dụng hàng ngày và thời gian trung bình cho các hoạt động liên quan đến Internet là 6 giờ 42 phút. Việt Nam còn có 143,3 triệu thuê bao điện thoại (bằng 148% dân số), phần lớn,trong số này sử dụng điện thoại thông minh.

Đồng thời, hiện nay, số người có thói quen đọc báo, đọc sách, tạp chí hàng ngày càng ít đi. Chỉ số phát hành tạp chí giấy, báo giấy giảm đi nhanh chóng. Nhiều tờ nhật báo trước đây 15-20 năm, thường phát hành 30 vạn bản một số, nay chỉ còn 3 vạn bản một số, tức là số lượng phát hành chỉ còn một phần mười so với trước. Một viễn cảnh mới được dự đoán, rằng sẽ có rất ít hoặc thậm chí không còn người quan tâm đến việc đọc báo, tạp chí giấy nữa. Tất nhiên, tạp chí giấy, báo giấy chưa thể biến mất khỏi làng truyền thông trong ngày một,ngày hai nhưng tương lai ít người đọc chúng là khó tránh.

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NÒNG CỐT

Công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ. Là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử nên cuộc đấu tranh giai cấp này diễn ra rất khó khăn, lâu dài, phức tạp, quyết liệt. Trong cuộc đấu tranh này,giai cấp tư sản quốc tếsử dụng toàn bộ hệ thống chính trị, giới chuyên gia lý luận, mọi phương tiện truyền thông hiệu quả nhất, hiện đại nhất, xây dựng lực lượng những người tham gia tinh nhuệ, được đào tạo bài bản, được vũ trang về tư tưởng và phương tiện sắc bén nhất. Họ còn áp dụng những thành tựu khoa học mới nhất, nhất là các lý thuyết truyền thông hiện đại, các nghiên cứu về tâm lý học để thao túng ý thức công chúng. Các sáng tạo, phát minh công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ viễn thông được họ phát minh và áp dụng rất hiệu quả, hiệu nghiệm trong cuộc đấu tranh này.

Để đảm bảo giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh quyết liệt này, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt có trình độ hiểu biết, có năng lực chuyên môn phù hợp, có sự nhạy bén chính trị cao và bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt tình và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đội ngũ chuyên gia, cố vấn trong lĩnh vực này là những người có kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, hiểu biết sâu sắc và kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, chính sách, pháp luật, kỹ thuật, công nghệ, các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ nòng cốt này còn một bộ phận nhỏ có năng lực, hiểu biết hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời kỳ mới. Đó là, hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật có thể mang tính chuyên sâu nhưng thiếu tính hệ thống, tính cập nhật. Kiến thức một số lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn -những lĩnh vực khoa học trực tiếp làm tiền đề khoa học và tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như cho sự phát triển,hoàn thiện không ngừng chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới, còn chưa đủ rộng và sâu. Kiến thức, kỹ năng vận dụng logic học, tâm lý học trong việc phản bác quan điểm sai trái, thù địch còn bất cập. Một số cán bộ chuyên gia lớn tuổi tuy kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm nhiều, giàu nhiệt huyết nhưng trình độ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông mới rất hạn chế…Những nguyên nhân này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tham gia tác chiến trên không gian mạng.

Đối diện với kẻ thù tư tưởng được tổ chức khá chu đáo, được trang bị vũ khílý luận và tư tưởng, khoa học công nghệ và phương tiện hiện đại, có âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, cần xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt có trình độ hiểu biết sâu sắc đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp  luật. Có trình độ, hiểu biết đối với khoa học công nghệ áp dụng trong lĩnh vực truyền thông như công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệ số, về cách mạng 4.0; các kiến thức về tâm lý học truyền thông và lý thuyết truyền thông  hiện đại; các kiến thức về quản trị mạng và xử lý khủng hoảng truyền thông; các kiến thức về pháp luật Việt Nam và quốc tế; các kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù của quân đội, công an và ngành thông tin truyền thông…

Cần tạo lập cơ chế, chính sách tạo động lực để đội ngũ cán bộ nòng cốt nhiệt tình, tận tâm công tác, xây dựng quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ của cuộc đấu tranh. Hiện tại, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng lực lượng và tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tác chiến trên lĩnh vực này, đã ban hành các văn bản bảo đảm chế độ, chính sách cho những người tham gia.

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG TOÀN DIỆN, HIỆU QUẢ

Trong số các phương tiện truyền tải thông tin, quan điểm sai trái, thù địch (gồm phương tiện truyền thông cá nhân, phương tiện truyền thông nhóm, phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống và phương tiện truyền thông mới), kẻ thù tư tưởng lựa chọn mạng xã hội như một công cụ phổ biến nhất và hữu hiệu nhất để tác chiến. Với ưu thế tác động nhanh, trên diện rộng, có sự tương tác đa chiều, mạng xã hội có thể truyền bá, phát tán một khối lượng thông tin khổng lồ đến mọi đối tượng cần tác động bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn, phương thức mà các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội để phá hoại cách mạng nước ta về hệ tư tưởng, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, các nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn cũng đề xuất nhiều giải  pháp về công nghệ như: tăng cường hoạt động quản lý, giám sát đối với các trang mạng xã hội, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật lọc bỏ, gỡ bỏ hoặc ngăn chặn có hiệu quả việc truy cập vào các trang mạng độc hại. Tích cực, chủ động sử dụng   các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, nắm quyền quản trị, điều hành các trang web, blog, diễn đàn, mạng xã hội, xóa dữ liệu, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn truy cập có thời hạn vào các trang mạng độc hại trong một thời gian nhất định.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, áp dụng các giải pháp tiến bộ khoa học, công nghệ để ngăn chặn triệt để, lọc bỏ, gỡ bỏ các tin tức xấu, độc trên các trang mạng. Vấn đề này cần trở thành những đề xuất giải pháp công nghệ tíchcực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các mũi tấn công tư tưởng thâm sâu của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất, bảo vệ vững chắc nền tảng tư  tưởng của Đảng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc  tế sâu rộng.

Tuy nhiên, các giải pháp công nghệ trên đâythường gặp rào cản từ phía luật pháp quốc tế, luật pháp của nước ngoài và sự phản ứng từ phía nhà cung cấp dịch vụ, sự chống đối của các thế lực thù địch, các phần tử cực đoan, hoặc rào cản, khó khăn về kỹ thuật, công nghệ. Mặt khác, các thế lực thù địch vốn nắm giữ các phát minh, sáng chế về công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số đã có những hình thức, biện pháp công nghệ tinh vi, xảo quyết. Ví dụ, chúng lợi dụng chức năng quay phim và đăng tải trực tuyến trên mạng xã hội facebook, youtube để tường thuật trực tiếp sự việc, chuẩn bị sẵn lực lượng ở nhà để tiếp nhận video. Điều này đòi hỏi, cần phải xây dựng nội lực về công nghệ, về an ninh mạng thông qua việc trang bị phương tiện kỹ thuật và đào tạo cơ bản, chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ sử dụng công nghệ tận tâm, tận lực cuộc đấu tranh này.

Song song với đó, tính chất, bối cảnh của mặt trận đấu tranh bằng biện pháp công nghệ đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực lớn hơn, toàn diện hơn trong hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an ninh quốc gia về mặt thông tin, tư tưởng.Vấn đề hợp tác quốc tế trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cần được triển khai trên phạm vi rộng hơn, với nhiều đối tác, bằng nhiều nội dung phong phú hơn, hình thức đa dạng hơn như: trong các nước tương đồng về thể chế chính trị; trong phạm vi khu vực, trên diễn đàn mang tính toàn cầu; thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn song phương, đa phương, ở cấp độ chính phủ và doanh nghiệp, giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nước ngoài…Ngoài ra, cần tăng cường vận động, thuyết phục cá nhân các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội có uy tín, các nhân sĩ trí thức trên thế giới có thiện cảm với Việt Nam, vận động hành lang các nghị sĩ, các chính khách nước ngoài tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông, vận động ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ, minh chứng cho tính khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn, nhân đạo của hệ tư tưởng cách mạng của Việt Nam.

Tựu trung lại, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần tiến hành đồng bộ hệ thống giải pháp trọng tâm sauđây:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia của toàn dân thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục phát triển, vận dụng sáng tạo, truyền bá sâu rộng, bảo vệ vững chắc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thiết kế phương thức triển khai các nội dung đấu tranh phản bác trực diện quan điểm sai trái, thù địch một cách kịp thời, hiệu quả, toàn diện và có trọng tâm.

Thứ ba, đa dạng hóa phương thức xây dựng, phát triển, tổ chức, phối hợp các chủ thể, các lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

Thứ tư, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ, phát triển, mở rộng lực lượng chuyên trách, kiện toàn và đổi mới hoạt động của Ban chỉ đạo 35 các cấp, các ngành, nhất là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ năm, coi trọng phát triển các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội nội địa, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho công cuộc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị.

PGS. TS. Lương Khắc Hiếu

Học viện Báo chí và Tuyên truyền